Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

SENILIA – NHỮNG SUY NGHĨ CỦA TUỔI GIÀ
THƠ VĂN XUÔI I.S.TURGHENHEV

 

      I.S.Turghenev (1818 – 1883) sáng tác 83 bài thơ văn xuôi của mình ở trong hai khoảng thời gian 1876 – 1879 và 1881 – 1882. Trong giai đoạn cuối đời khi sáng tác những tác phẩm này Turghenhev sống ở Bougival ngoại ô Paris. Thơ văn xuôi của Turghenhev không chỉ là những ghi chép, phác thảo tản mạn mà còn thể hiện tất cả nhữ...ng suy ngẫm, đúc kết, những “nỗi ghét, yêu” trong suốt cuộc đời của nhà văn. Cuộc sống ở đây được soi chiếu từ nhiều góc độ: “nó có thể là nguồn hạnh phúc, có thể là nguyên nhân của khổ đau, có thể là dự cảm về cái chết” (S.E.Shatalov). Trục đối sánh tuổi trẻ - tuổi già và chủ đề cái chết nổi bật lên trong toàn bộ những bài thơ văn xuôi của Turghenhev.
 

     LỖI CỦA AI?

     Nàng chìa cho tôi bàn tay âu yếm, xanh xao của mình... còn tôi phũ phàng gạt mạnh tay nàng.
Khuôn mặt tươi trẻ, đáng yêu lộ vẻ sửng sốt, đôi mắt trong sáng dịu hiền nhìn tôi trách móc; tâm hồn non trẻ, thuần khiết của nàng đâu hiểu được lòng tôi.
- Em có lỗi gì? – cặp môi nàng run run khẽ hỏi.
- Lỗi của em ư? Cả vị thiên thần trong sáng nhất trên cao xanh tít tắp có thể còn có lỗi huống chi em.
Dẫu sao em vẫn có lỗi rất lớn đối với tôi.
Em muốn biết cái lỗi đó của em, cái lỗi nặng mà em không thể hiểu và tôi cũng không tài nào cắt nghĩa được cho em ư?
Thì đây: em - tuổi trẻ; còn tôi – tuổi già.

(HP dịch)

Nguyên bản:
 
ЧЬЯ ВИНА?

Она протянула мне свою нежную, бледную руку… а я с суровой грубостью оттолкнул ее.
Недоумение выразилось на молодом, милом лице; молодые добрые глаза глядят на меня с укором; не понимает меня молодая, чистая душа.
— Какая моя вина? — шепчут ее губы.
— Твоя вина? Самый светлый ангел в самой лучезарной глубине небес скорее может провиниться, нежели ты.
И все-таки велика твоя вина передо мною.
Хочешь ты ее узнать, эту тяжкую вину, которую ты не можешь понять, которую я растолковать тебе не в силах?
Вот она: ты — молодость; я — старость.

Январь, 1878.

   
NHỮNG BÔNG HỒNG TỪNG TƯƠI THẮM NHƯỜNG BAO...

Đâu đó từ rất lâu rồi có lần tôi từng đọc một bài thơ. Nó nhanh chóng bị rơi vào quên lãng... nhưng câu thơ đầu vẫn đọng lại trong tâm trí của tôi:
Những bông hồng từng tươi thắm nhường bao...
Bây giờ là mùa đông; tuyết phủ xốp ô kính cửa; một ngọn nến cháy trong căn phòng tối. Tôi ngồi lì một góc, mà trong đầu cứ vang ngân, vang ngân:
Những bông hồng từng tươi thắm nhường bao...
Tôi thấy mình trước khung cửa sổ thấp của một ngôi nhà cũ kiểu Nga ở ngoại ô. Chiều hạ lặng lẽ tan và chuyển về đêm, bầu không khí ấm áp thoang thoảng hương gia, hương mộc tê thảo, còn trong khung cửa sổ một cô gái đang ngồi tựa vào cánh tay chống thẳng, mái đầu nghiêng một bờ vai – nàng lặng lẽ, đăm đăm nhìn lên bầu trời như ngóng chờ những vì sao sớm. Ánh mắt suy tư mà hồn nhiên long lanh, đôi môi xúc cảm trinh nguyên hé mở như muốn hỏi điều chi, bộ ngực chưa vào độ chín, chưa một lần trải những xốn sang, thở đầy đặn, nhịp nhàng, khuôn mặt tươi trẻ thật trắng trong và dịu dàng! Tôi không dám bắt chuyện với nàng, - nhưng trái tim tôi đập thật rộn ràng, với lòng tôi nàng thân thiết xiết bao!
Những bông hồng từng tươi thắm nhường bao...
Mà trong phòng cứ tối dần, tối dần... Ngọn nến cháy tràn nổ lách tách, trên trần nhà thấp những cái bóng nhảy múa, chao đảo... Ngoài kia băng tuyết gầm rít, giận dữ, và trong này, nghe như có tiếng thì thầm già cả, chán chường...
Những bông hồng từng tươi thắm nhường bao...
Lại hiện về bên tôi cả những bóng hình khác nữa... Nghe có tiếng ồn ào vui vẻ của cuộc sống gia đình ở một làng quê. Hai mái đầu vàng ruộm chụm lại bên nhau, chúng khiêu khích nhìn tôi bằng những ánh mắt rạng ngời, những cặp má hồng rung lên vì tiếng cười cố nén, những đôi tay đan vào nhau âu yếm, những tiếng nói trẻ trung, hồn hậu chen nhau; mà xa hơn một chút, sâu trong căn phòng đầm ấm, một đôi bàn tay khác, cũng trẻ trung, tươi tắn, líu ríu đan trên dãy phím cây đàn piano cũ – và điệu waltz của Lanner chẳng át được tiếng samovar ầm àu gia trưởng...
Những bông hồng từng tươi thắm nhường bao...
Ngọn nến leo lét, rồi dần lụi tắt... Ai đằng kia ho lụ khụ tiếng đục chẳng vang... Con chó già, người bạn duy nhất còn sót lại của tôi, khoanh tròn người, ép sát chân tôi, chốc chốc lại giật mình... tôi lạnh... Tôi cóng... mà bọn họ thì đã qua đời hết cả... chết cả rồi...
Những bông hồng từng tươi thắm nhường bao...

(HP dịch)

Nguyên bản:

КАК ХОРОШИ, КАК СВЕЖИ БЫЛИ РОЗЫ...
Где-то, когда-то, давно-давно тому назад, я прочел одно стихотворение. Оно скоро позабылось мною... но первый стих остался у меня в памяти:
Как хороши, как свежи были розы...
Теперь зима; мороз запушил стекла окон; в темной комнате горит одна свеча. Я сижу, забившись в угол; а в голове все звенит да звенит:
Как хороши, как свежи были розы...
И вижу я себя перед низким окном загородного русского дома. Летний вечер тихо тает и переходит в ночь, в теплом воздухе пахнет резедой и липой; а на окне, опершись на выпрямленную руку и склонив голову к плечу, сидит девушка - и безмолвно и пристально смотрит на небо, как бы выжидая появления первых звезд. Как простодушно-вдохновенны задумчивые глаза, как трогательно-невинны раскрытые, вопрошающие губы, как ровно дышит еще не вполне расцветшая, еще ничем не взволнованная грудь, как чист и нежен облик юного лица! Я не дерзаю заговорить с нею,- но как она мне дорога, как бьется мое сердце!
Как хороши, как свежи были розы...
А в комнате все темней да темней... Нагоревшая свеча трещит, беглые тени колеблются на низком потолке, мороз скрипит и злится за стеною - и чудится скучный, старческий шепот...
Как хороши, как свежи были розы...
Встают передо мною другие образы... Слышится веселый шум семейной деревенской жизни. Две русые головки, прислонясь друг к дружке, бойко смотрят на меня своими светлыми глазками, алые щеки трепещут сдержанным смехом, руки ласково сплелись, вперебивку звучат молодые, добрые голоса; а немного подальше, в глубине уютной комнаты, другие, тоже молодые руки бегают, путаясь пальцами, по клавишам старенького пианино - и ланнеровский вальс не может заглушить воркотню патриархального самовара...
Как хороши, как свежи были розы...
Свеча меркнет и гаснет... Кто это кашляет там так хрипло и глухо? Свернувшись в калачик, жмется и вздрагивает у ног моих старый пес, мой единственный товарищ... Мне холодно... Я зябну... и все они умерли... умерли...
Как хороши, как свежи были розы...

Сентябрь, 1879.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét