Giải thích học mỹ học hiện đại
Khổng Đức
Giải thích học mỹ học hiện
đại là một trường phái quan trọng trong hậu bán thế kỷ thứ 20. Giải thích học
vốn có nguồn gốc từ cổ Hi Lạp. Theo định nghĩa ban đầu, giải thích học là xuyên
qua sự nỗ lực thuyết minh cái tự thân của chúng, làm sáng tỏ và truyền đạt các
sự kiện truyền thống mà chúng ta kế thừa điều người ta đã nói gì về nghệ thuật.
Giải thích học theo thần
thoại Hi Lạp thì Hermes là tên một vị sứ thần của Thượng Đế đã trải qua sự phát
triển dài dòng của một quá trình lịch sử, và cũng là một bộ môn giải thích kĩ
thuật bản văn đến quá trình diễn biến của một thứ lí luận triết học. Đến thời
cận đại, nhà triết học của Đức là Schleiermacher mới sử dụng cái qui tắc đặc
biệt của giải thích học để lí giải các vấn đề, từ đó khiến cho giải thích học
thành một môn triết học. Do đó, mà giải thích học mỹ học mới phát sinh thành cơ
sở của phương diện triết học.
1. Sự hình thành của giải thích học mỹ học
hiện đại
Bản chất giải thích học mỹ
học là một bộ phận của triết học giải thích học, nó vận dụng quan điểm cơ bản
của triết học giải thích học và phương pháp nghiên cứu hiện tượng thẩm mỹ cùng
với vấn đề mỹ học của trường phái nầy. Giải thích học mỹ học hiện đại là đặt cơ
sở theo giải thích học truyền thống và được bắt đầu chuẩn bị từ thập niên 30
của thế kỷ 20, và đến năm 1960 thì mới chính thức hoàn thành. Thế kỷ 20 là thời
đại quan trọng của lịch sử loài người. Một mặt khoa học kỹ thuật và sự sản xuất
bột phát, sáng tạo ra công nghiệp điện tử, chính nền công nghiệp nầy là tiêu
chí của sự sản xuất to lớn, không có thời đại quá khứ nào có thể so sánh được.
Một mặt khác, đó là thời đại đầy nguy cơ tai họa và có lắm cuộc cải cách to
lớn. Do xã hội tư bản chủ nghĩa biến đổi nhiều mâu thuẫn phát sinh kinh tế
chính trị nguy cơ gây ra chiến tranh, khiến cho con người vô cùng khốn khổ về
vật chất cũng như tinh thần, từ đó sinh ra sự hoài nghi và chống đối về văn hóa
truyền thống. Giải thích mỹ học sinh ra từ nước Đức, người khai sáng là
Heidegger và đại biểu chủ yếu là Gadamer, đều là dân Đức quốc. Nước Đức vốn là
nước chủ nghĩa tư bản, đồng thời lại là nước bại trận trong hai cuộc thế chiến;
vì vậy mà giới tư tưởng phát sinh sự đột kích vĩ đại, và phá họai nền văn hóa
truyền thống. Chính trong bối cảnh đó mà tư tưởng mỹ học Heidegger và Gadamer
mới trở thành dấu ấn tươi sáng của thời đại. Họ đều là người có ý đồ dựa theo
lịch sử và truyền thống mà truy tầm một con đường mới; nhưng tuyệt đối không
quay về với quá khứ, mà đứng trên vị thế hiện tại, lấy con mắt hiện tại mà nhìn
vào lịch sử và truyền thống. Đó là các giai tằng phổ biến trong xã hội Đức quốc
nhắm giải quyết các thứ mâu thuẩn và hiện thực tồn tại cùng với nguyện vọng bức
thiết được phản ánh trong mỹ học và triết học một cách khúc chiết. Cái tai họa
của khoa học cận đại là cứ tin rằng khoa học sẽ giải quyết được tất cả. Từ đó
mà quên đi việc giải quyết con người tự thân; trong khoa học sử dụng mô thức tư
duy cơ bản và phương pháp phân chia rõ ràng chủ thể và khách thể. Đó là điều
trực tiếp đưa đến nguy cơ của triết học cận đại; vì nhiệm vụ cơ bản của triết
học truyền thống chỉ là nhắm vào việc tìm hiểu chủ thể làm sao nhận thức được
khách thể. Nhưng trong khi nhận thức đối tượng lại không hề lo lắng một chút gì
đến vai trò chủ thể, đó là đặc điểm cơ bản của khoa học thiên nhiên, như thế
thì còn cần gì đến triết học? Nên triết học giải thích học hiện đại mới phát
sinh trong bối cảnh văn hóa đó. Nó nắm lấy cái then chốt là sự phân chia chủ
thể và khách thể trong triết học cận đại, mà đưa ra sự kết hợp thống nhất chủ
thể và khách thể, tạo ra sự nhận thức thế giới một cách mới mẻ.
Giải thích học mỹ học hiện
đại dùng triết học giải thích học làm cơ sở tạo ra các phương diện mỹ học. Sự
phát sinh giải thích học mỹ học hiện đại, có thể nói là một sáng chế mới đầy
táo bạo, gây ra ảnh hưởng lớn đối với mỹ học truyền thống tây phương. Nói về
cội nguồn tư tưởng của nó là bao hàm hêt các nhà mỹ học trứ danh như Platon,
Aristote, Kant, Hegel, Hirsh, Dithey,v…v…. Tác phẩm“tinh thần trợ giúp việc
sinh ra nghệ thuật của Platon trong đo có phương pháp đối thoại ảnh hưởng sâu
xa đối với giải thích học mỹ học hiện đại. Quan điểm cơ bản của giải thích học
mỹ học hiện đại của Heidegger và Gadamer là sự đối thọai lí giải với bản văn
nghệ thuật (trong khi thưởng ngoạn). Aristote thì rất coi trọng người thưởng
ngoạn, đó là điểm gợi ý quan trọng đối với giải thích học mỹ học hiện đại. Ông
ta đối với kịch trường có định nghĩa trứ danh là coi khán giả như là người xác
định nội dung quan trọng. Đồng thời mỹ học của Kant và Hegel cũng tạo ra ảnh
hưởng lớn đối với giải thích học mỹ học hiện đại. Vấn đề mà thẩm mỹ học giải
thích học hiện đại nhằm giải quyết là làm sao thẫm mỹ có thể lí giải được hoàn
toàn giống với vấn đề cơ bản của học thuyết Kant “ con người làm sao có thể
nhận thức được?” Và lịch sử mỹ học của Hegel là sự gợi ý quan trọng đối vơi
giải thích học mỹ học hiện đại. Ngoài ra còn có phương diện khác nữa gây hứng
khởi cho giải thích học mỹ học hiện đại là sự giải thích mỹ học trực tiếp của
mỹ học truyền thống. Đó là chưa kể đến anh hưởng quan trọng nhất là sự giải
thích học mỹ học của Schleiermacher (1768-1864) và Dithey (1833-!911). Họ đưa
ra hàng loạt những vấn đề cơ bản như giải thích tuần hoàn, vấn đề ngôn ngữ đến
giải thích học mỹ học hiện đại trở thành phổ biến quan trọng, dù rắng những nhà
mỹ học về sau đưa ra những đáp án không giống như trước có khi đối lập là khác.
Ngoài ra có nhà mỹ học như Hirsh dùng trực tiếp quan điểm cơ bản của
Schleiermacher, lại còn yêu cầu xây dựng lại nguyên ý các quan điểm của họ.
Đáng chú ý nhất là triết học Hiện tượng học của Hussserl (1859-1938) có ảnh
hưởng lớn đối với việc hình thành giải thích học mỹ học hiện đại. Heidegger và Gadamer
đã hấp thu và cải tạo phương pháp hiện tượng học, tạo thành cơ sở phương pháp
luận cho tư tưởng mỹ học của mình. Thật ra là sau khi thiết lập bản thể luận
trong triết học, Heidegger mới bắt đầu công kích giải thích học mỹ học truyền
thống. Ricoeur từng nêu ra lí luận giải thích học mỹ học đương đại là vấn đề
tâm lí học đơn giản chuyển hướng thành bản thể luận của giải thích tự thân. Sự
chuyển hướng ấy thể hiện trong tác phẩm “ Tồn tại và thời gian”(Sein un Zeid –
Being and Time). Vấn đề lí giải không phải trở lại là khái niệm tâm lí học mà
là sự di tình tách ra khỏi khái niệm “dị hóa”; nó là sự tồn tại tổ thành một
trong ý nghĩa của bản thể luận. Sự tồn tại được lí giải cũng không trở lại là
một thứ ý thức, mà là một thứ thực tại. Heidegger không chỉ chú ý đến phương
pháp lí giải thẩm mỹ, mà coi lí giải như là một vấn đề tâm lí, sự lí giải thẩm
mỹ thành một đối tượng đạt đến bản chất tồn tại. Đối với vạn sự vạn vật phải
tìm cho ra bản thể tồn tại, như vậy Heidegger là người phát sinh bản thể luận
xác định cơ sở giải thích học mỹ học. Nhưng nơi Heidegger đối với hàng loạt vấn
đề cụ thể lí giải thẩm mỹ chưa được khai triển đầy đủ; có thể nói ông là người
mở ra phương hướng, rồi được đồ đệ là Gadamer triển khai. Thành quả nghiên cứu
của Gadamer tập trung phản ánh trong tác phẩm “Chân lý và phương pháp” (Truch
and method). Tiêu chí vấn thế của tác phẩm là sự phát sinh chính thức của giải thích
học mỹ học hiện đại. Gadamer đứng trên lập trường triêt học cơ bản của
Heidegger, coi mỹ học như là một bộ phận tổ chức hữu cơ của triết học giải
thích học, đưa thẩm mỹ lí giải thành tiền đề căn bản trình bày nghệ thuật tồn
tại của bản văn, nhấn mạnh đặc điểm thẩm mỹ lí giải của lịch sử tính và ngôn
ngữ tính, xác lập cái khung lí luận cơ bản của giải thích học mỹ học hiện đại.
Bản thể luận giải thích học mỹ học
Mỹ học của Heidegger rất
phong phú, nó bao hàm: hiện tượng học, tồn tại học, và giải thích học. Đầu tiên
là do Schleiermacher (1768-1834) và Dilthey (1833-1911) đưa ra, phương pháp
luận của giải thích là từ phạm vi nhận thức luận triển khai. Heidegger không
thỏa mãn với sự giải thích đó, ông bèn căn cứ từ bản thể luận cơ bản của mình
mà đưa ra môt sự lí giải mới. Cơ bản mỹ học của ông là giống như triết học,
xuất phát từ sự tồn tại (das sein). Tồn tại của ông là “tại đây”, tức là tiến
hành từ con người. Do đó phương thức tồn tại của con người mới có ý nghĩa quan
trọng. Trước tiên con người tồn tại thì thế giới mới tồn tại, tức là sự tồn tại
của người tóm lại là cùng với thế giới vật chất, với sự liên hệ tha nhân cùng
tồn tại. Về căn bản mà nói, triết học của Heidegger là xuyên qua “tại đây” mà
suy tìm ý nghĩa tồn tại của triết học. Về mỹ học cũng giống như giải thích học
thông qua sự suy tìm mỹ và các thứ bản chất nghệ thuật, mà phô bày ý nghĩa bản
thể luận của tồn tại. Do đó theo ý nghĩa đúng đắn, ông cho rằng giải thích học
mỹ học là một mắc xich quan trọng trong triết học của ông.
Nói vể giải thích học mỹ học, Heidegger có công lớn là đem phương pháp luận cận đại của giải thích mỹ học chuyển thành ra là bản thể luận của giải thích học mỹ học; từ đó mà xa rời phương hường giải thích học mỹ học hiện đại. Theo ông chủ yếu của giải thích học mỹ học không phải là lí giải thẩm mỹ là cung cấp qui tắc và phương pháp cụ thể mà là căn cứ theo khía cạnh tồn tại mà truy tầm vấn đề mỹ học. Ông từng phân tích họa phẩm đôi giày của Van Gogh….
Nói vể giải thích học mỹ học, Heidegger có công lớn là đem phương pháp luận cận đại của giải thích mỹ học chuyển thành ra là bản thể luận của giải thích học mỹ học; từ đó mà xa rời phương hường giải thích học mỹ học hiện đại. Theo ông chủ yếu của giải thích học mỹ học không phải là lí giải thẩm mỹ là cung cấp qui tắc và phương pháp cụ thể mà là căn cứ theo khía cạnh tồn tại mà truy tầm vấn đề mỹ học. Ông từng phân tích họa phẩm đôi giày của Van Gogh….
Trong tác phẩm cái cần tồn
tại là cái gì, và làm sao phơi bày nó ra, thì chân lý của tác phẩm bèn xuất
hiện. Ông đòi hỏi, đối với tác phẩm nghệ thuật, khi tiến hành viêc tìm hiểu
thẩm mỹ, nên truy tầm góc độ bản thể luận tức đem tác phẩm ra phân tích, tìm
hiểu sự tồn tại của nó. Trong quá trình tìm hiểu thứ thẩm mỹ ấy, cũng tức là
cái mà Heidegger gọi là quá trình “khử tệ” phá sự che lấp. Bản chất của nghệ
thuật cùng liên hệ mật thiết với sự tồn tại, dùng lời của Heidegger mà nói, tức
là “tác phẩm nghệ thuật dùng phương thức của nó khai mở “sự tồn tại của tồn
tại”. Sự khai mở khảo sát ấy tức là phô bày chân lý của sự tồn tại thực hiện
ngay trong tác phẩm. Trong tác phẩm nghệ thuật, chân lý tồn tại tự nó nằm trong
tác phẩm. Nghệ thuật tức tự động đưa chân lý vào tác phẩm. Ông ta đối với việc
lí giải bản chất mỹ cũng như nghệ thuật là theo góc độ bản thể luận mà luận
vậy. Ông ta chỉ ra rằng, cái tồn tại của tự ngã dấu đi lại được sáng tỏ, cái
anh sáng ấy được tan biến vào trong tác phẩm. Tia sáng rực rỡ được tan biến vào
trong tác phẩm tức là cái mỹ của sự vật. Mỹ là một phương thức trong đó chân lý
kể như được sản sinh bộc lộ. Từ đó mới thấy đối với vấn đề cơ bản mỹ học được
giải quyết đều là tiến hành theo góc độ bản thể luận. Ông đem nghệ thuật và mỹ
đối với tồn tại và chân lí tồn tại đều được phô bày, do đó việc hiểu rõ tác phẩm
nghệ thuật cùng với các đối tượng thẩm mỹ khác, là nắm cho được cái mỹ ở bên
trong, trên thực tế là lí giải quá trình bản thể tồn tại vạn sự vạn vật trong
đời. Như thế ông dùng bản thể luận là thiết lập cơ sở giải thích mỹ học.
Heidegger mở ra một phương hướng mà về sau học trò của ông là Gadamer kế thừa
và khai triển rộng ra.
Đại biểu chính của giải thich học mỹ học hiện đại là Hans-Georg Gadamer
Ông sinh ngày 11-2-1900,
từng học tại Marburg đại học và Fruburg, là đồ đệ của Heidegger. Từ năm 1937
ông đã giảng dạy ở Marburg, từng là giáo sư tại đại học Boston ở Mỹ. tác phẩm
tiêu biểu của ông là “Chân lí và phương pháp”(truth and method). Ngoài ra còn
có “Triết học giải thích học” (Philosophical Hermeneutics); “Lí tính của thời
đại khoa học” (Raison in the age of science), “Đối thoại với biện chứng phap”
(Dialogue and dialectic), “Nghiên cứu luận văn giải thích của Plato”
(Hermeneutical Studies on Plato), “Biện chứng pháp của Hegel” (Hegel’s
Dialectic),” Luận văn nghiên cứu giải thích học” (Five Hermeneutical Studies).
Giải thích học là một bộ phận của triết học mỹ học
Tư tưởng mỹ học của Gadamer
chịu ảnh hưởng toàn bộ truyền thống mỹ học Tây phương, mà ảnh hưởng to lớn nhất
chính là Heidegger. Mãi đến năm 85 tuổi, Gadamer mới viết trong bài “ phê phán
sự thưởng ngoạn của bản thân, ông nói thẳng thắn “ Triết học giải thích học của
tôi là tiếp tục dòng tư tưởng của Heidegger, cùng dùng phương pháp mới để đạt
được tư tưởng của ông ấy.” Chính là từ Heidegger mà đạt đến điểm xuất phát cao
độ đối với việc giải thích học mỹ học, Gadamer đã nhập sâu vào hệ thống bản thể
luận khiến thể hệ lí luận mỹ học thành hoàn chỉnh. Giải thích mỹ học của Gadamer
cơ bản xuất phát điểm là đem mỹ học đặt thành một bộ phận của triết học giải
thích học. Lập trường ấy của ông là bao hàm sự phê phán đối với mỹ học truyền
thống. Cơ bản của truyền thống mỹ học nầy là có khuynh hướng chia phân giữa
nghệ thuật và chân lý, coi thường việc tìm hiểu tồn tại. Gadamer cho rằng nghệ
thuật có thể phô bày sự tồn tại, vì trong thiên nhiên cũng như trong nghệ thuật
chúng ta luôn luôn đối diện với tất cả sự vật, chính là nghệ thuật trực tiếp
đối diện với chúng ta nói năng, chúng cùng với chúng ta có một thứ tiếp cận
thần bí, có thể nắm được toàn bộ sự tồn tại của chúng ta, giống như giữa chúng
ta không hề có khoảng cách. Mỗi lần tiếp xúc với sự tồn tại, đều giống như là
chúng ta tự tiếp xúc với chính mình. Từ bản thể luận nhận thức nghệ thuật và mỹ
coi như là một thứ hình thức cơ bản của tồn tại; lập trường ấy cùng nhất trí
với Heidegger. Từ đó chúng ta mới thấy rõ nhu cầu toàn thể triết học của Gadamer
là nghiên cứu vấn đề mỹ học.
Một phương diện khác là ông
cho rằng giải thích học có tính cách phổ biến, tất cả sự tồn tại không cái gi
là không thuộc về mỹ học. Do đó mỹ học phải là một bộ phận của giải thích học.
Mỹ học phải xuất hiện trong giải thích học, điều đó không phải chỉ là lãnh vực
dính dáng đến mỹ học, mà là sự biểu hiện rõ ràng nội dung của giải thích học
càng thích dụng với mỹ học. Mỹ học là bộ phận của giải thích học, về căn bản mà
nói là do lập trường cơ bản triết học của Gadamer quyết định. Một cách cụ thể
chúng ta có thể thuyết minh như sau :
1.- Trước tiên, mỹ học cấu
tạo giải thích học thành lãnh vực thứ nhất của triết học. Cái khung cơ bản của
triết học giải thích học là do lãnh vực mỹ học, lịch sữ học, và ngôn ngữ học
tạo thành ba lãnh vực lớn. Nghệ thuật và hiện tượng thẩm mỹ phản ánh rõ ràng
đặc trưng cơ bản của kinh nghiệm giải thích học, cho nên trước tiên nó chiếm
trọn chính điểm mỹ học nhập vào rồi dần dần triển khai thành lí luận triết học
giải thích học.
2.- Điểm thứ hai, kinh nghiệm
nghệ thuật là điểm xuất phát triết học giải thích học của Gadamer. Ông cho rằng
giải thích học là do kinh nghiệm và lịch sử truyền thống xuất phát. Trong bài
tựa lần xuất bản thứ hai tác phẩm “chân lí và phương pháp” ông nói rõ: ”Điểm
xuất phát của tôi là các thứ lịch sử khoa học nhân văn, trong khi nó tách ra
khỏi chủ nghĩa lãng mạn của Đức quốc, cùng với sự xâm nhập của tinh thần khoa
học thiên nhiên hiện đại, nó duy trì được các thứ truyền thống nhân văn khác
nhau và nghiên cứu sâu xa về nó; nhất là những kinh nghiệm đặc trưng của nghệ
thuật. Rõ ràng điểm xuất phát của ông mong muốn là kinh nghiệm vượt lên trên
kinh nghiệm khoa học thiên nhiên và trong kinh nghiệm đó, thì kinh nghiệm nghệ
thuật phù hợp với sự đòi hỏi của ông. Vì kinh nghiệm nghệ thuật vượt lên trên
phương pháp luận của khoa học thiên nhiên, nó tiếp cận cùng với kinh nghiệm
triết học, kinh nghiệm lịch sử, vì phương thức kinh nghiệm của chân lí, nghệ
thuật không thể nào dùng phương pháp của khoa học thiên nhiên chứng thực được.
3.- Điểm thứ ba là kinh
nghiệm nghệ thuật không chỉ xuất phát điểm của sự cấu tao giải thích học, mà
còn bao quát toàn bộ lãnh vực của nghệ thuật và là vấn đề đầy phức tạp trong
nhận thức lí giải ý nghĩa “mỗi tác phẩm nghệ thuật đều cần được lí giải rộng
rãi”. Nó ban cho ý thức giải thích học một thứ lí giải rộng rãi còn hơn cả ý
thức thẩm mỹ. Mỹ học cần phải hấp thu giải thích học. Do đó, giải thich học cần
phải quyết đoán là một thứ toàn thể kinh nghiệm phán đoán nghệ thuật . Cho nên
trong giải thích học bao gồm cả mỹ học, coi như giải thích học là một bộ phận,
nói về cơ bản, Gadamer cho rằng giữa triết học và nghệ thuật có mối liên hệ nội
tại; tức là cả hai đều truy nả ý nghĩa của sự tồn tại. Cho nên đối với việc tìm
hiểu bản văn và giải thích học không chỉ dính dáng đến khoa học, mà còn là một
bộ phận trong toàn bộ kinh nghiệm của con người thế giới. Sự lí giải tạo thành
sự tồn tại bản thể luận toàn bộ thế giới. Nói về tác phẩm nghệ thuật thì sự tồn
tại của nó tất phải lấy sự lí giải làm tiền đề, chỉ cần chúng ta hiểu rõ tác
phẩm nghệ thuật, nó đối với chúng ta thành hiểu biết rõ ràng, lúc đó đối với
chúng ta nó mới là vật tồn tại trong nghệ thuật sáng tạo. Triết học giải thích
học mới cấp cho bản thể luận ý nghĩa lí giải, thế giới phải trải qua sự lí giải
mới tồn tại, và tác phẩm nghệ thuật giống như các đối tượng thẩm mỹ đều phải
trải qua sự lí giải mới tồn tại. Điều đó thuyết minh giải thích học là một bộ
phận của mỹ học.
4.- Điểm thứ tư, giải thích
học là một bộ phận của mỹ học, nó còn là một bộ phận biểu hiện trong kinh
nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm thẩm mỹ. Gadamer cho rằng kinh nghiệm giải
thích học là đặc trưng cơ bản của kinh nghiệm thẩm mỹ, vì cả hai đều bao hàm sự
lí giải. Do đó, bản thân kinh nghiệm nghệ thuật không phải là đối tượng ý nghĩa
của một thứ phương pháp khoa học nào, tức không phải là một thứ “nhất thành bất
biến” (một đơn vị không biến đổi), mà là một thứ kinh nghiệm có thể liên tục
trùng phục, mà là hiện tượng biểu hiện một thứ giải thích học. Đối với kinh
nghiệm của một tác phẩm nghệ thuật do điều kiện kinh nghiệm cá nhân khác nhau
(như trình độ tu dưỡng văn hóa, sự ưa thích hứng thú, cá nhân từng trải, tính
cách khí chất khác nhau, v…v…) và còn có tính nội hàm khác nhau. Cho nên đối với
một tác phẩm đồng nhất, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, đối với kinh nghiệm
nghệ thuật, chúng ta lệ thuộc vào một bộ phận của nghệ thuật. Nghệ thuật mang
tính lịch sử, nó là vô hạn, là khai phóng. Tức là nói về kinh nghiệm nghệ thuật
của mỗi cá nhân cũng là có hạn, nó đối với kinh nghiệm nghệ thuật cũng có hạn.
Con người cũng không phải là một cá nhân cô lập, mà là một cá nhân đối xử trong
lịch sử, con người liên tục đời đời, theo đó nói về con người toàn thể là vô
hạn, đối với kinh nghiệm nghệ thuật của họ cũng vô hạn. Như vậy, tính tự do mở
rộng của nghệ thuật ở nơi kinh nghiệm và người thưởng ngoạn, nghệ thuật hình
thành một thứ mâu thuẩn thống nhất giữa vô hạn và hữu hạn tính. Ngoài ra, kinh
nghiệm nghệ thuật và kinh nghiệm giải thích học giống nhau, đều là kinh nghiệm
đối với tự thân, biểu hiện bản chất con người, hai thứ bản chât đều thuộc tính
ngôn ngữ, v…v…. Cho nên những sự kiện đó đủ để thuyết minh giải thích học là
một bộ phận của mỹ học.
Đem mỹ học coi như triết học
giải thích học tạo thành một bộ phận hữu cơ, đó là điều Gadamer đối với mỹ học
Tây phương hiện đại chú trọng bổ ích về khuynh hướng kinh nghệm thẩm mỹ tạo
thành khái quát cao độ của triết học, coi đó như là đối tượng thẩm mỹ chính yếu
tồn tại. Điểm thứ yếu là cải biến giải thích học mỹ học truyền thống đơn thuần
truy tầm đôi tượng thẩm mỹ (là bản văn nghệ thuật) xu hướng hợp với nguyên
thủy, đem sự chú ý chuyển qua việc nghiên cứu đối với kinh nghiệm thẩm mỹ là
hợp thời thế.
2. Tính lịch sử trong việc lí giải thẩm mỹ
Gadamer căn cứ theo bản thể
luận mà xem xét thẩm mỹ lí giải; như vậy lí giải thẩm mỹ không chỉ là thứ ý
nghĩa trong việc thưởng ngoạn và lý giải, mà là khẳng định vai trò tự ngã trong
việc lí giải, là khẳng định sự tồn tại của đối tượng thẩm mỹ. Lí giải thẩm mỹ
là chủ thể thẩm mỹ đối thoại với bản văn nghệ thuật được lí giải. Một cách
thành thật mà nói, đối thoại với bản văn không giống như đối thoại với một cá
nhân. Chúng ta nỗ lực tìm người hiểu được tất phải thông qua tự thân giảng
thoại bản văn. Nhưng chúng ta lại phát hiện cái thứ lí giải ấy, tức là sự giảng
thoại của bản văn chứ không phải là phương pháp do chúng ta chủ động áp dụng
một thứ do tùy ý mà là sự kì vọng vào sự phát hiện liên quan đến vấn đề đáp ứng
của bản văn. Thực tế, cái mà bản văn nghệ thuật muốn nói cũng tức là điều trông
chờ chủ thể thẩm mỹ đáp ứng. Lí giải thẩm mỹ cũng không có ý nghĩa cùng với đồi
tượng được lí giải hoàn toàn nhất trí. Đồng thời trong lí giải thẩm mỹ, việc lí
giải, giải thích và ứng dụng đều là một thứ hữu cơ với nhau.
Trong thẩm mỹ lí giải có một
đặc điểm đột xuất là tính lịch sử, Gadamer rất chú trọng đến tính lịch sử này.
Ông phân tích rất tường tận thẩm mỹ lí giải thành hàng loạt điều kiện cơ bản:
thành kiến hợp pháp, truyền thống, cự li thời gian, hòa hợp thị giới, nguyên
tắc hiệu quả lịch sử, giải thích học tuần hoàn, phát hiện kết quả của chúng đều
bao hàm tính lịch sử rõ ràng. Triết học giải thích học của Gadamer là nhắm giải
đáp vấn đề Kant nêu ra “lí giải làm sao có khả năng?” Để đáp ứng lại mỹ học
giải thích cũng đặt thành vấn đề cơ bản: “Thẩm mỹ lí giải làm sao có khả năng?
Đối với thẩm mỹ lí giải ông đưa ra hàng loạt điều kiện cơ bản để giải quyết vấn
đề cơ bản. Trước tiên ông cho rằng: “chính thành kiến” bắt đầu thảo luận, theo
ông thành kiến là điều kiện tiên quyết trong việc thẩm mỹ lí giải,vì nó là
thành kiến hợp pháp.Tất cả sự lí giải không thể tránh né được sự bao hàm thành
kiến. Cách nhìn ban cho vấn đề giải thích học sự khích động chân chính; ông
kiên quyết phản đối giải thích học mỹ học truyền thống, quan điểm cho thành
kiến là cội nguồn của sự lầm lẫn mà phát huy và khơi sâu tư tưởng “tiền kết
cấu” liên quan đến li giải của Heidegger. Ông chủ trương một cách căn bản
“thành kiến cá nhân cấu tạo” nên sự tồn tại của tính lịch sự hiện thực. Vì mỗi
cá nhân đều sống trong một thời đại đặc biệt, xử sự trong văn hóa truyền thống
và lịch sử đặc biệt, cũng do ảnh hưởng đặc biệt của hoàn cảnh cụ thể, từ đó
không thể nào tránh được thành kiến của bản thân. Do đó, thành kiến là sản phẩm
vật của lịch sử, mọi người đều không có cách gì tiêu trừ nó.
Gadamer còn tiến thêm một
bậc nữa, cho rằng thành kiến vốn liên hệ chặt chẽ với truyền thống không thể
chia cắt ra được.Truyền thống là một yếu tố của bản thân lịch sử, nói về căn
bản, nó là một thứ bảo tồn. Một mặt nó thuộc về một bộ phận của lịch sử, không
thể nào cắt đứt ra được, một mặt khác nó cũng không phải là vật chất cứng ngắt
không biên đổi, mà tóm lại nó là một thứ sẵn sàng khiêu khích cố thủ tự thân
bất biến, nó cũng có thể gạt bỏ, cùng kết hợp với cái mới, tức cũng có thể sáng
tạo một thứ giá trị mới mẻ hình thành một truyền thống mới. Do đó một mặt nó có
thể kế thừa lịch sử tính của quá khứ, một mặt nó cũng có tính tự do mở rộng đối
với tương lai. Vì thế truyền thống đến từ quá khứ thể hiện trong hiện tại và
hướng về tương lai. Thẩm mỹ lí giải chắc chắn cũng bị sự ước chế của truyền
thống. Tuy nhiên chủ thể thẩm mỹ không tiếp thụ truyền thống một cách bị động.
Nói về căn bản, đối với truyền thống chủ thể thẩm mỹ tích cực tham dự như sau.
Gadamer còn cho rằng, đối
với ý nghĩa và nội dung của tác phẩm nghệ thuật cùng thời đại, chúng ta khó
phán đoán một cách chính xác. Nguyên nhân, chúng ta không thể khống chế thành
kiến của chúng ta, tiền đề của tác phẩm vốn cao hơn sự hiểu rõ của chúng ta đối
với tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn. Những thành kiến cùng với tiền đề sử trong
những tác phẩm hiện đại 1à một thứ cọng minh, ngoại trừ những cọng minh đó
không phù hợp với nội dung chân chính và ý nghĩa uẩn súc của chúng. Chỉ có tất
cả sự liên hệ của chúng với hiện đại sau khi bị mất đi, thì bản tính chân chính
mới hiển hiện ra, từ đó đối với những gì lí giải nói về chúng mới có quyền gọi
là bản chất chân thật và phổ biến, cho nên Gadamer cho rằng chúng ta không thể
nào nắm được ý sâu xa của tác phẩm nghệ thuật cùng thời đại; nguyên nhân ở chỗ
chúng ta và tác phẩm thiếu vắng khoảng cách thời gian. Tại đây ông ta đưa ra
thuyết về một thứ cự li thẩm mỹ thực tế. Nhưng không giống như Bullough, cự li
thẩm mỹ của Gadamer là cự li thời gian, trong khi cư li thẩm mỹ của Bullough là
cự li tâm lí. Theo quan điểm của Gadamer, giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng cần
phải có một khoảng cách thời gian, vì chỉ có như vậy. giửa chủ thể và khách thể
mới có mối quan hệ mật thiết lợi hại, do đo mới quấy rầy chung ta trong việc lí
giải. Thuyết cự li thẩm mỹ thời gian của ông có ý nghĩa tích cực là ở chỗ nó
nêu rõ hoạt động thẩm mỹ không có mối quan hệ lợi hại trực tiếp, đó là đặc điểm
cơ bản. Tuy nhiên nó quá tuyệt đối, căn bản phủ định đối với tính tiến hành khả
năng cầm nắm tác phẩm nghệ thuật đương đại, đó là sự phồn diễn. Gadamer cho
rằng, bộ sậu then chốt của thẩm mỹ lí giải là hòa hiêp với thị giác. Thị giác
là khởi điểm của việc lí giải, góc độ với khả năng của tiền cảnh. Thị giác
không phải là khép kín, việc lí giải tóm lại không cắt đứt cái thị giác to lớn
của mình. Theo cách nhìn của Gadamer, bản văn nghệ thuật tự nó có cái thị giác
(horizon) của lịch sử, tức là nói rằng, nó là điều kiện đặc biệt được xác định,
lịch sử tồn tại được xác định là do cá nhân sáng tạo. Và chủ thể thẩm mỹ khi lí
giải bản văn nghệ thuật, tự mình cũng xác định thị giác, thứ thị giác ấy là do
cảnh ngộ lịch sử ban cho. Thực hiện thẩm mỹ lí giải tức là hệ thống hòa hợp hai
thị giác khác nhau Kết quả hòa hợp thị giác là sẽ hình thành một thứ thị giới
mới, mà thị giác mới ấy cũng sẽ hình thành xuất phát điểm một thứ lí giải bản
văn nghệ thuật mới mẻ. Trong hiêu quả lịch sử lí gỉải tác phẩm nghệ thuật, đó
là một nguyên tắc cơ bản của Gadamer giải thích học mỹ học. Ông cho rằng tác
phẩm nghệ thuật là bao hàm hiệu quả của tác phẩm lịch sử. trong quá trình thẩm
mỹ lí giải, cần phải biểu hiện một thứ hiệu quả lịch sử. Ông chỉ rõ, bản văn
nghệ thuật mang tính tự do rộng rãi, ý nghĩa của nó luôn luôn không thể tận
cùng, do đó nó sinh ra siêu việt thời đại của nó. Đó là những con người không
cùng với thời đại, nên nó có khả năng đưa ra những lí giải về thời đại. Nếu tác
phẩm nghệ thuật không có ý định tìm hiểu lịch sử, mà chỉ coi như là một thứ tồn
tại tuyệt đối thì nó cũng khộng thể dùng bất cứ phương thức nào để tiếp thu. Nó
phải dùng phương pháp mới mẻ đề xuất tính lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật và
vấn đề lịch sử tính trong thẩm mỹ lí giải; đó mới chính là nguyên tắc hiệu quả
lịch sử giữ vai trò chủ yếu. Nguyên tắc lịch sử được nhấn mạnh, từ hiệu quả
lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật mà hiểu rõ tác phẩm, tức là lịch sử với hiện
tại có mối tương quan mật thiết, đầy đủ để khẳng định tác phẩm văn nghệ cổ đại
có ý nghĩa đối với xã hội đương đại. Do đo chỉ cần tác phẩm dẫm lên chức trách
của nó, như thế lịch sử của mỗi thời đại đều cùng giống nhau. Như vậy, chúng ta
chỉ có nhiệm vụ là chiếu theo sự ban bố của thời đại cấp cho tác phẩm mà giải
thich. Nguyên tắc hiệu quả lịch sử vẫn theo lịch sử và biện chứng thống nhất
của đương đại mà thẩm mỹ lí giải đối tượng vĩnh hằng của nó. Bản văn nghệ thuật
sinh ra trong một thời đại xác định đặc biệt, nên nó thuộc vào thời đại đó, mà
lại siêu việt thời đại nên mang tính vĩnh hằng. Do đó Gadamer mới chỉ rõ,“thứ
thẩm mỹ tồn tại đó cùng với tính thời đại và tinh hiện hữu nên được gọi là mang
tính vĩnh hằng.” Từ trong biện chứng thống nhất của lịch sử và đương đại mà
hiểu được tính vĩnh hằng của tác phẩm nghệ thuật, đó là vì bản văn nghệ thuật
có đầy đủ ý nghĩa vô cùng để thiết lập cơ sở. Đồng thời, nguyên tắc hiệu quả
lịch sử đột xuất có tác dụng khiến độc giả mở ra nẻo đường tiếp thu mỹ học. Dĩ
nhiên mỗi thời đại chúng ta đều dùng phương pháp khác nhau để lí giải bản văn
nghệ thuật, mà trong bản văn nghệ thuật còn thấy được sự vật khác nhau; như thế
độc giả không thể không khảo sát đến thời đại khác nhau. Chính ở chỗ độc giả
tiếp cận lí gỉải khác nhau mà cấu thành tòan bộ ý nghĩa sâu xa của bản văn nghệ
thuật. Gadamer còn đề cập đến vấn đề tuần hoàn trong giải thích học, ông cho
rằng đó là một trong những điều kiện không thể thiếu trong việc lí giải thẩm
mỹ. Cái gọi là giải thích học tuần hòan, tức chỉ vào nguyên tắc trong li giải
thẩm mỹ, phải căn cứ vào các bộ phận của bản văn mà lí giải tòan thể bản văn,
lại phải căn cứ vào toàn bộ bản văn mà lí giải các bộ phận. Đó là quá trình
tuần hoàn phản phục. Giải thích tuần hoàn là một vận động mâu thuẫn, nó là toàn
bộ cùng đối lập với các bộ phận phản ảnh có mối quan hệ thống nhất. Trong quá
tình thẩm mỹ lí giải sẽ đụng chạm đến một vấn đề, cuối cùng có phải là lí giải
toàn thể bản văn nghệ thuật, hay trước hết chỉ là lí giải từng bộ phận, rồi sau
đó mới lí giải tòan bộ bản văn nghệ thuật? Rõ ràng không cứ gì là trước hay
sau, trong đó bao hàm một đều không sao tránh khỏi là sự mâu thuẫn. Trước hết
hãy hỏi, nếu không nắm vững những chi tiết trong toàn thể thì đối với toàn thể
làm sao có thể lí giải được? Còn về phần sau, nếu đối với toản thể mà trong
lòng không hề có một khái niệm tổng thể mà chỉ có thưởng ngoạn từng bộ phận
trong tác phẩm; như thế dù có hiểu rõ các bộ phận cũng không sao nắm vững được
tòan bộ tác phẩm. Cứ theo nguyên tắc cơ bản của tâm lí “cách thức tháp” Gestalt
thì toàn bộ không phải trông vào sự hòa hợp các bộ phận; như thế rõ ràng chúng
ta không sao nắm được toàn bộ tác phẩm nghệ thuật.Vậy làm sao giải quyết được
sự mâu thuẫn này? Gadamer mới đưa ra ý kiến rất quan trọng là “sự dự đoán ý
nghĩa”. Đối với những bản văn được lưu truyền, thì việc dự đoán ý nghĩa là cơ
sở, thứ dự đoán ấy là tự mình đối với đề tài nắm được mối liên hệ; thực chât sự
dự đoán là một thứ “tiền thiết kế” tức là trước hết đặt ra một thứ ý nghĩa dự
đoán. Thứ dự đoán ấy là ảnh hưởng của thành kiến hợp pháp. Đồng thời việc đặt
ra dự đoán trong quá trình lí giải thẩm mỹ, một mặt được chủ thể thẩm mỹ tu
chỉnh. Hiển nhiên Gadamer đã nhấn mạnh đến phần lí luận tuần hoàn trong giải
thich học về hoạt động biện chứng trong toàn thể và các bộ phận để lí giải bản
văn nghệ thuật, trình bày tính năng động chủ quan của chủ thể thẩm mỹ, đồng
thới tiến thêm một bước đột xuất về lịch sử tính của thẩm mỹ giải thích học.
3.-Tính ngôn ngữ trong giải thích thẩm mỹ
Như một nhà ngôn ngữ học Gadamer
đặc biệt chú trọng đến tác dụng ngôn ngữ trong thẩm mỹ li giải; nên đặc biệt sở
trường tiến hành việc phân tích ngôn ngữ. Dĩ nhiên coi trọng việc nghiên cứu
ngôn ngữ trong giải thích học mỹ học vốn bắt đầu từ Schleiermacher nên cũng đã
trở thành một thứ truyền thống. Vấn đề ngôn ngữ đã tạo cho tư tưởng mỹ học của Gadamer
cơ sở bản thể luận, lãnh vực ngôn ngữ là một trong ba lãnh vực của giải thich
học mỹ học. Tất cả sự lí giải bao gồm ở bên trong thẩm mỹ lí giải đều không
tách rời khỏi ngôn ngữ. Trước tiên đó là tính công cọng, Gadamer chỉ rõ “tất cả
sự đàm thoại đều dùng một thứ ngôn ngữ công cọng là tiền đề, hay nói rằng đều
là một thứ ngôn ngữ công cọng được sáng tạo. Phương pháp này cùng với quan điểm
của Wittgenstein đề xuất rất tương tợ. Ngôn ngữ không phải do tư nhân qui định.
Điểm thứ hai ngôn ngữ có tính ẩn dụ; bất cứ ngôn ngữ nào đều bao gồm một thứ chia sẻ. Tạm dùng ngôn ngữ của chù nghĩa cơ cấu của Levis-Sttrauss để diễn tả, đó là “năng ngôn” và “ sở ngôn”, nó cũng chính là nguyên nhân căn bản của tính ẩn dụ. Sau cùng ngôn ngữ có thể được lí giải tạo thành điếu kiện cơ bản hợp pháp của thành kiến trong thẩm mỹ lí giải, tính truyền thống dung hòa thị giác, giải thích học tuần hoàn, v…v… đều là tính chất của ngôn ngữ. Do đó ngôn ngữ tạo thành một thứ cơ sở thẩm mỹ lí giải; tách rời khỏi ngôn ngữ, chúng ta không có cách gì lí giải bản văn nghệ thuật. Giống như vậy tách rời ngôn ngữ bản văn nghệ thuật về căn bản cũng không sao tồn tại. Do đó Gadamer đối với vân đề ngôn ngữ thường nhấn mạnh :” Nếu chúng ta nhớ lại cái tên gọi của giải thích học, như thế rõ ràng dễ thấy chúng ta phải xử lí điều kiện của ngôn từ, tức đem thứ ngôn ngữ này chuyển thành ngôn ngữ khác; vì đó là mối quan hệ trong cach xử lí hai thứ ngôn ngữ…. Đây là kết luận rõ ràng đối với vấn đề mà ở đây chúng ta hằng quan tâm – vấn đề nghệ thuật ngôn ngữ và liên quan đến quan điểm giải thích học kinh nghiệm nghệ thuật với vấn đề hợp lí tính có ý nghĩa quyết định. Mỗi thứ đều giúp đở cho người khác lí giải đối với việc giải thich sự vật có thể biết đều có đặc tính của ngôn ngữ.
Điểm thứ hai ngôn ngữ có tính ẩn dụ; bất cứ ngôn ngữ nào đều bao gồm một thứ chia sẻ. Tạm dùng ngôn ngữ của chù nghĩa cơ cấu của Levis-Sttrauss để diễn tả, đó là “năng ngôn” và “ sở ngôn”, nó cũng chính là nguyên nhân căn bản của tính ẩn dụ. Sau cùng ngôn ngữ có thể được lí giải tạo thành điếu kiện cơ bản hợp pháp của thành kiến trong thẩm mỹ lí giải, tính truyền thống dung hòa thị giác, giải thích học tuần hoàn, v…v… đều là tính chất của ngôn ngữ. Do đó ngôn ngữ tạo thành một thứ cơ sở thẩm mỹ lí giải; tách rời khỏi ngôn ngữ, chúng ta không có cách gì lí giải bản văn nghệ thuật. Giống như vậy tách rời ngôn ngữ bản văn nghệ thuật về căn bản cũng không sao tồn tại. Do đó Gadamer đối với vân đề ngôn ngữ thường nhấn mạnh :” Nếu chúng ta nhớ lại cái tên gọi của giải thích học, như thế rõ ràng dễ thấy chúng ta phải xử lí điều kiện của ngôn từ, tức đem thứ ngôn ngữ này chuyển thành ngôn ngữ khác; vì đó là mối quan hệ trong cach xử lí hai thứ ngôn ngữ…. Đây là kết luận rõ ràng đối với vấn đề mà ở đây chúng ta hằng quan tâm – vấn đề nghệ thuật ngôn ngữ và liên quan đến quan điểm giải thích học kinh nghiệm nghệ thuật với vấn đề hợp lí tính có ý nghĩa quyết định. Mỗi thứ đều giúp đở cho người khác lí giải đối với việc giải thich sự vật có thể biết đều có đặc tính của ngôn ngữ.
Đương nhiên cái ngôn ngữ nói
ra ở đây là cái ngôn ngữ theo nghĩa rộng. Ngôn ngữ đối với thẩm mỹ lí giải có
tác dụng căn bản, một mặt mục tiêu căn bản của tác phẩm nghệ thuật là cần phải
nói ra mỗi thứ sự vật, tức là cái nghĩa thật của nó là dùng ngôn ngữ nghệ thuật
biểu hiện ra; một mặt khác nữa chủ thể thẩm mỹ đối với việc lí giải tác phẩm
hoàn thành là phải thông qua ngôn ngữ, nó phải dùng cái ngôn ngữ của bản thân
để lãnh hội cái sự vật mà tác phẩm nói đến. Gadamer cho rằng, cái mô thức cơ
bản của thẩm mỹ lí giải là đối thoại là trả lời. Lí giải là thực hiện bằng sự
đối thoại; mỗi một lần đối thoại đều có tiên đoán, xác định một thứ ngôn ngữ
cọng đồng, hoặc nói rằng nó sáng tạo một thứ ngôn ngữ cọng đồng. Giúp đỡ cho
thứ ngôn ngữ cọng đồng, việc đối thoại có thể là giao lưu hỗ tương. Nhân đó,
đối thoại trước hết là một sự giao lưu hỗ tương. Gadamer coi quá trình đối
thoại như là quá trình tương hỗ lí giải giữa hai người. Mỗi lần đối thoại chân
chính đều biểu hiện một cá nhân nhưng về một cá nhân tự bộc bạch, chủ thể thẩm
mỹ với bản văn nghệ thuật đối thoại cũng giống như vậy. Thành thật mà nói thứ
bản văn không hẳn giống như một cá nhân nói năng với chúng ta. Chúng nói năng;
nhưng chúng ta lại phát hiện thứ lí giải ấy, tức để cho bản văn nói năng. Hoàn
toàn không phải do chúng ta chủ động áp dụng một phương pháp của một ý kiến
nào, mà là một thứ kì vọng trong bản văn phát hiện sự phúc đáp liên quan đến
vấn đề. Có thể thấy rõ giữa chủ thể thẩm mỹ cùng đối thoại với bản văn nghệ
thuật, là để đạt đến mục đích hỗ tương giao lưu, tức là đối với chủ thể thẩm mỹ
nói năng và chủ thể thẩm mỹ cũng đối đáp với bản văn nghệ thuật. Thông qua môi
giới của sự kì vọng thẩm mỹ, cuối cùng đạt đến cảnh giới hiện tại của chủ thể
thẩm mỹ cùng với thị giới lịch sử của bản văn nghệ thuật dung hoà với nhau,
khiến cho thực hiện được sự thẩm mỹ lí giải
Gadamer cho rằng đối thoại
không phải là tùy ý muốn , mà là ý chí chủ quan của chủ thể thâm mỹ quyết định.
Việc đối thoại được sự đối thoại chỉ dẫn mà không thể tính trước được, mỗi lần
đối thoại sẽ đưa đến kết quả gì. Đó là vì trước tiên trong đối thọai, sự nội
hàm trong bản văn nghệ thuật là vô giới hạn, không cùng thời đại, không cùng
trường hợp, thậm chí trong đối thoại khác nhau, bản văn nghệ thuật sẽ luôn luôn
tự nó phô bày các phương diện ý nghĩa mới lạ. Chính vì ý nghĩa của bản văn nghệ
thuật mang tính tự do phóng khoáng, cho nên chủ thể thẩm mỹ không thể nào đoán
được hay nắm được hòan toàn ý nghĩa của bản văn nghệ thuật. Như thế đối thoại
cũng không thể nào gần gũi với ý chí chủ thể thẩm mỹ. Điểm thứ yếu, sự ước chế
hợp pháp của thành kiến cũng khiến cho chủ thể không được tùy ý chi phối sự đối
thoại. Trong nội dung của thành kiến bao hàm có người thì chủ thể thẩm mỹ minh
xác được ý thức, có người thì không giống như vậy mà là tich lủy sâu xa trong
tâm lí cái nhân tố tiềm ý thức. Cái nhân tố tiềm ý thức ấy trong đối thoại
không chuyển dời được ý chí của chủ thể thẩm mỹ, mà tích cực tham dự cùng với
chủ thể đối thoại với bản văn nghệ thuật; Điều đó làm cho đối thoại không có
cách gì nắm được một trong những nguyên nhân của chủ thể thẩm mỹ. Gadamer cho
rằng, đối thoại cùng với ngôn ngữ có sự hỗ tương giúp đỡ lẫn nhau. Trong sự đối
thoại ngôn ngữ không chỉ là một thứ công cụ, đồng thời cũng là một thứ trong
dân gian phát huy toàn thể bối cảnh sinh hoạt xã hội. Trong thẩm mỹ lí giải đối
thoại và ngôn ngữ tương trợ lẫn nhau phô bày đầy đủ tính ngôn ngữ tự thân.
Kết cấu cơ bản của đối thoại
là hỏi và đáp; trong thẩm mỹ lí giải cũng đối thoại với bản văn nghệ thuật,
trước tiên là “đề vấn” cũng tức là nói, chủ thể thẩm mỹ đề xuất một vấn đề như
thế này: “Cứu cánh của bản văn nghệ thuật ấy muốn nói với chúng ta điều gì?” Và
bản văn nghệ thuật hướng về phía chủ thể thẩm mỹ nói năng,cũng tức là muốn đáp
lại vấn đề mà chủ thể thẩm mỹ đề ra. Một mặt khác, trong phúc đáp lí giải thẩm
mỹ có hai hướng , tức là nói rằng bản văn nghệ thuật cũng hướng về phía chủ thể
thẩm mỹ đưa ra vấn đề, chủ thể thẩm mỹ phúc đáp. Dùng lời của Gadamer mà nói
:“Cái âm thanh thuyết thoại hướng về phía chúng ta là đến từ quá khứ (bản văn,
tác phẩm, di tích) bản thân đều là vấn đề, bản thân đều đưa ra vấn đề để chúng
ta mở rộng trạng thái ý nghĩa.
Gadamer còn dùng góc độ của
bản thể luận tiến thêm một bước phân tích vấn đề ngôn ngữ trong thẩm mỹ lí
giải. Ông cho rằng, sự tồn tại của con người là do ngôn ngữ đầy đủ, thông qua
nghệ thuật ngôn ngữ, chủ thể thẩm mỹ không chỉ lí giải được tác phẩm nghệ
thuật, đồng thời còn lí giải được tự thân. Cùng lúc ngôn ngữ nghệ thuật cấu tạo
nên một bộ phận tồn tại tác phẩm nghệ thuật. Có thể lí giải được sự tồn tại tức
là ngôn ngữ, ngôn ngữ bản thể luận của ông mang dấu ấn sâu sắc của tư tưởng
Heidegger. Cả hai người đều coi sự tồn tại như là ngôn ngữ gia tăng cho sự lí
giải, cho rằng “tồn tại chỉ có trong cái nhà của ngôn ngữ”; cũng chỉ có “ở
trong nhà của ngôn ngử mới lí giải được. Dùng ngôn ngữ coi như cơ sở của tồn
tại, coi như cội nguồn của thế giới vạn vật, rõ ràng đó là thứ khách quan của
chủ nghĩa duy tâm của ngôn ngữ bản thể luận.
4.- Lí luận nghệ thuật của Gadamer
Từ lập trường triết học giải
thích học xuất phát, Gadamer đặc biệt chú trọng đến điểm xuất phát của bản thể
luận mà tìm hiểu bản chất nghệ thuật, trong đó bao hàm nội dung phong phú và
những kiến giải độc đáo’. Trước tiên, Gadamer coi nghệ thuật đối với con người
là sự tồn tại tự thân, kết hợp với sự nhận thức lí giải hiểu rõ tự ngã. Trong
nghệ thuật không hề có một bộ phận đơn độc nào không quan sát đến chúng ta. Nói
về mối liên hệ giữa người với tự thân chúng ta, bất cứ một phương diện nào đều
có nhiệm vụ dựa vào sự tìm hiểu tự ngã. Ông ta cho rằng nghệ thuật là do con
người tự tìm hiểu đối với tự thân. Do đó mà nhấn mạnh ba điều :”Chúng ta cần
phải thừa nhận, nghệ thuật phẩm là do con người vì người mà sáng tạo. Tóm lại,
chúng nói ra điều chúng ta là cái gì? Theo cach nhìn của Gadamer, nghệ thuật
chủ yếu khác với thiên nhiên là không vì con người mà tồn tại, ý nghĩa thiên
nhiên của nghệ thuật lấy đó làm điều cơ bản, tức nghệ thuật đối thoại với chúng
ta, nghệ thuật với tánh đạo đức của nó được qui định hướng về con người mà phát
triển sự tồn tại tự thân của nó. Sản phẩm nghệ thuật vì cách thế đó đối thoại
với chúng ta mà thành tồn tại. Sản phẩm thiên nhiên ngược lại, chúng không theo
cách đối thoại với chúng ta mà tồn tại. Về tác phẩm nghệ thuật chúng ta nhìn
chúng là một thế giới hòan chỉnh, đó là thế giới của tác phẩm nghệ thuật. Nhưng
đồng thời chúng ta cũng thông qua thế giới học hiểu đó mà tự lí giải đối với tự
thân. Theo cách thức đó và theo ý nghĩa mà nói nghiêm chỉnh thì nghệ thuật tức
là nhận thức. Theo Gadamer, nghệ thuật như là một phương thức nhận thức độc
đáo, nó không giống như nhận thức khoa học thiên nhiên đưa ra những cảm tính
của số cứ, nó cũng là thứ nhận thức không giống với nhận thức lí tính thuộc đạo
đức; cũng không phải là nhận thức khái niệm, mà chính là một thứ nhận thức của
một thứ chân lí truyền đạt. Tính độc đáo của nhân thức nghệ thuật là phương
thức nhận thức chân lí. Chân lí theo Gadamer là đồng nghĩa với sự tồn tại, ông
cho rằng tác phẩm nghệ thuật là biêu hiện chân lí, đồng thời cũng là biểu hiện
sự tồn tại. Gadamer còn cho rằng nghệ thuật là hình tượng mang tính tồn tại
khuêch sung. Ông chỉ rõ, “nghệ thuật theo căn bản mà nói, cung cấp cho sự tồn
tại tính chất hình tượng khuếch sung. Từ ngữ và hội họa không phải là thuyết
minh cho sự mô phỏng đơn thuần mà là để cho vật biểu trương tùy theo sự vật đó
mà tồn tại hoàn toàn, dùng hình tượng của nghệ thuật thuyết minh tính tồn tại,
ở đây rõ ràng in dấu ấn của Heidegger, ông này đem nghệ thuật biểu thị tính tồn
tại của tồn tại. Heidegger dùng bức vẽ đôi giày của Van Gogh để thuyết minh –
đôi giày đó không phải là vật tồn tại của chủ nhân sử dụng, mà là biểu thị thế
giới sinh họat của người phụ nữ nông thôn. Gadamer cũng giống như Heidegger cho
rằng tác phẩm nghệ thuật là dùng hình tượng biểu hiện sự tồn tại.
Sự tồn tại nghệ thuật trong du hí – Nghệ thuật là trò chơi, nhưng không giống như Croce hay Spench mà là chịu ảnh hưởng của Kant và Schiller. Gadamer chú trọng đến phương diện tự ngã con người biểu hiện, nhấn mạnh đến cơ bản đặc trưng của sự biểu hiện nghệ thuật. Ông cho rằng “ý nghĩa của nghệ thuật là dựa vào nó mà chúng ta nói lên cái gì là sự thật” – con người có thể đối diện với tự thân trong nghệ thuật, vì nghệ thuật là vùng đất trời để tâm linh con người hoạt động tự do. Vì sao bản thân tác phẩm nghệ thuật là phương thức tồn tại? Gadamer phân tích: Trước tiên tác phẩm nghệ thuật và du hí giống nhau, đều là phương thức biểu hiện tự ngã. Ông nói: nghệ thuật cũng là một thứ trò chơi, như thế sự biểu hiện tự ngã là bản chất chân thực của trò chơi, vì bản chất chân thực cũng chính là nghệ thuật. Tóm lại, nghệ thuật biểu hiện bản chất sự vật là cái gì đó của con người; vì có như vậy khi con người đối diện với nghệ thuật phẩm mời có thể nói là đối diện với tự thân, thấy được trong nghệ thuật tâm linh con người hoạt động tự do. Trong nghệ thuật và trò chơi, người thưởng ngoạn đều không thể vắng mặt. Theo sự liên quan mà xét thì trò chơi vẫn là trò chơi, “chỉ có soi xét trong cuộc chơi, trò chơi mới đạt được trọn vẹn ý nghĩa,” Đó là vì bản thân trò chơi là do người vui chơi và kẻ thưởng ngoạn cùng tổ hợp thành. Do đó, mà Gadamer mới kết luận :”sự biểu hiện nghệ thuật, xét từ bản chất của nó là như thế, tức là nghệ thuật tồn tại là vì một số người, dù không có một người nào thì chỉ là nghe ngóng hay thưởng ngoạn thì tồn tại nơi nào. Trò chơi và nghệ thuật đều cần có người thưởng ngoạn, kẻ thưởng ngoạn thậm chí còn quan trọng hơn là trò chơi, nó trở thành nhân tố quyết định trò chơi.
Sự tồn tại nghệ thuật trong du hí – Nghệ thuật là trò chơi, nhưng không giống như Croce hay Spench mà là chịu ảnh hưởng của Kant và Schiller. Gadamer chú trọng đến phương diện tự ngã con người biểu hiện, nhấn mạnh đến cơ bản đặc trưng của sự biểu hiện nghệ thuật. Ông cho rằng “ý nghĩa của nghệ thuật là dựa vào nó mà chúng ta nói lên cái gì là sự thật” – con người có thể đối diện với tự thân trong nghệ thuật, vì nghệ thuật là vùng đất trời để tâm linh con người hoạt động tự do. Vì sao bản thân tác phẩm nghệ thuật là phương thức tồn tại? Gadamer phân tích: Trước tiên tác phẩm nghệ thuật và du hí giống nhau, đều là phương thức biểu hiện tự ngã. Ông nói: nghệ thuật cũng là một thứ trò chơi, như thế sự biểu hiện tự ngã là bản chất chân thực của trò chơi, vì bản chất chân thực cũng chính là nghệ thuật. Tóm lại, nghệ thuật biểu hiện bản chất sự vật là cái gì đó của con người; vì có như vậy khi con người đối diện với nghệ thuật phẩm mời có thể nói là đối diện với tự thân, thấy được trong nghệ thuật tâm linh con người hoạt động tự do. Trong nghệ thuật và trò chơi, người thưởng ngoạn đều không thể vắng mặt. Theo sự liên quan mà xét thì trò chơi vẫn là trò chơi, “chỉ có soi xét trong cuộc chơi, trò chơi mới đạt được trọn vẹn ý nghĩa,” Đó là vì bản thân trò chơi là do người vui chơi và kẻ thưởng ngoạn cùng tổ hợp thành. Do đó, mà Gadamer mới kết luận :”sự biểu hiện nghệ thuật, xét từ bản chất của nó là như thế, tức là nghệ thuật tồn tại là vì một số người, dù không có một người nào thì chỉ là nghe ngóng hay thưởng ngoạn thì tồn tại nơi nào. Trò chơi và nghệ thuật đều cần có người thưởng ngoạn, kẻ thưởng ngoạn thậm chí còn quan trọng hơn là trò chơi, nó trở thành nhân tố quyết định trò chơi.
Rõ ràng và dễ thấy, Gadamer
mới dùng quan điểm đó mà nhấn mạnh tác dụng của sự tiếp thụ, dùng tiếp thụ mỹ
học mà khai mở ra con đường. Điểm thứ yếu nữa là nghệ thuật và trò chơi còn có
đặc trưng cọng đồng. Tức là dùng nghệ thuật và bản thân du hí làm chủ thể chứ
không dùng nghệ thuật gia và kẻ bày trò chơi. Kẻ bày trò chơi không phải là chủ
thể của trò chơi, mà là thông qua người hoạt động của trò chơi mới thực hiện
được. Bởi vì chính trò chơi mới có ma lực hấp dẫn kẻ vui chơi lao vào trong trò
chơi; cho nên nghệ thuật và trò chơi đều duy trì một thai độ vui chơi nghiêm
túc, trong hoạt động nghệ thuật hoàn toàn không suy tư gì đến tự thân. Coi trò
chơi như là phương thưc tồn tại của tác phẩm nghệ thuật, sự biểu minh ấy Gadamer
hòan toàn theo lập trường của giải thích học mà giải quyết vấn đề bản chất nghệ
thuật. Trước tiên ông đột xuất đề cao địa vị người thưởng ngoạn, đó là quan
điểm cơ bản của giải thích học mỹ học. Cao điểm của giải thích học mỹ học không
phải coi trọng tác phẩm nghệ thuật, mà là sự lí giải và giải thích của người
thưởng ngoạn đối với tác phẩm không cùng thời đại. Điểm thứ nữa là đưa ra tính
biểu hiện đặc trưng của nghệ thuật. Mỹ học của giải thích học cho rằng bản thân
nghệ thuật tóm lại là muốn đối thoại với sự lí giải Xem nghệ thuật là sự biểu
hiện tự ngã, mà cũng là do sự thưởng ngoạn mà biểu hiện; đo là tiến thêm một
bước chứng minh rằng nghệ thuật là hướng về kẻ thưởng ngoạn mà nói năng, đó là
một sự thật cơ bản. Thêm một lần nữa, nhấn mạnh nghệ thuật và trò chơi, chủ thể
chân chính của nó không phải là nghệ thuật gia hay diễn viên trò chơi, mà chinh
là bản thân của nghệ thuật và trò chơi.
Gadamer lại cho rằng nghệ
thuật là thứ cởi mở vô cùng. Mỹ học giải thích học truyền thống thì cho rằng
nghệ thuật là khép kín, tác phẩm nghệ thuật là do tác gỉả sáng tạo thành, ý
nghĩa của nó hoàn toàn tồn tại ở trong tác phẩm. Người thưởng ngoạn cần đến thì
phải đem nó ra phô bày mà thôi. Gadamer cương quyết phản đối quan điểm đó mà
cho rằng “bản thân tác phẩm nghệ thuật là luôn luôn có điều kiện biến hóa, là
vật trình hiện khác nhau. Nói như thế, ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật không
phải là cố định bất biến. Như vậy, tại sao ý nghĩa tác phẩm nghệ thuật lại vô
cùng cởi mở? Gadamer cho rằng: điều trước tiên vì ý nghĩa của văn bản nghệ
thuật luôn luôn vượt ra ngoài nguyên ý của tác giả. Ông nói rằng, đúng như sự
kiện lịch sử đều không biểu hiện được tính sinh tồn mà lịch sử trải qua. Mà còn
có chỗ như tư tưởng chủ quan của nhân vật làm sao mà đạt đến được, ý tứ trong
bản văn thông thường cũng vượt xa nguyên ý của tác giả. Thế mới thấy, ý nghĩa
của tác phẩm nghệ thuật có tính chất mở rộng, trước tiên là vì ý nghĩa đi xa ý
đồ hạn chế của tác giả. Nếu cho ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật chỉ là ý thức
tự giác của tác giả đạt được, thế thì làm sao thấy được nhân tố vô thức hay
tiềm ý thức của tác giả trong sự sáng tạo. Khi tác giả sáng tạo, do các phương
diện truyền thống, văn hóa tích lủy trong các tầng sâu của ý thức, ảnh hưởng
đến sự sáng tác của tác giả; cho nên dù tác giả không ý thức đến, nhưng trong
tác phẩm vẫn phản ánh những yếu tố vô thức. Do đó, điểm do tinh thần phân tích
học mỹ học biểu hiện, đó là sự chứng thực thực tiển trong sáng tạo nghệ thuật.
Đương nhiên tính cởi mở của nghệ thuật căn bản nhất là do mối liên hệ của tồn
tại nghệ thuật. Bản văn nghệ thuật sau khi được sáng tạo, không phải chỉ tồn
tại ở thời đại nó được sáng tác, mà còn tiếp tục tồn tại trong các thời đại về
sau. Đó là lịch sử phát triển bản văn nghệ thuật sẽ luôn luôn hiển hiện ý nghĩa
mới của nó.
Cuối cùng Gadamer còn đề cập
đến vấn đề mà lí luận nghệ thuật đều không thể né tránh được là mối quan hệ
giữa nghệ thuật và thực tiển. Gadamer cho rằng nghệ thuật không có nghĩa phục
chế hiện thực, ông tán đồng quan điểm của Thánh Schiller cho rằng “làm cho cái
đẹp hiển hiện ra” nghệ thuật là đối lập với hiện thực; cho nên ý thức thẩm mỹ
đối với hiện thực rất xa cách. Bản thân nghệ thuật là một thế giới; trong tác
phẩm nghệ thuật có thể hiện sự hiện thực thì đó là thứ hiện thực tồn tại trong
sinh hoạt, nó khác với hiện thực ở ngoài đời. Thế giới thực sự trong tác phẩm
là một thứ thế giới được cải tạo hoàn toàn. Không phải chỉ có thế, cái thế giới
mà trong nghệ thuật hiển hiện là thế giới hiện thực được tập trung và biến đổi.
Gadamer muốn nghệ thuật phải tập trung, phải phản ánh thế giới hiện thực bằng
cách lí tưởng hóa. Có thế mới thấy Gadamer đối với nghệ thuật và hiện thực có
mối quan hệ cơ bản như sau : Thế giới trong nghệ thuật cao hơn thế giới tồn tại
thực tại, nhưng lại không thoát li khỏi thế giới thực tế. Chính vì ý nghĩa đó,
ông cho rằng nghệ thuật chắc chắn tồn tại phải mô phỏng thế giới hiện thực,
nhưng mô phỏng không phải là phục chế, mà bất cứ sự mô phỏng nào đều là biểu
hiện. Cách nhìn của ông như vậy là dung hòa sự biểu hiện mỹ học truyền thống
tây phương với thuyết “mô phỏng”, cũng là cách giải quyết vấn đề giữa hiện thực
và nghệ thuật tốt hơn.
(10-2012)
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét